Nguyên Nhân Do Đâu Start-Up Gọi Vốn Thất Bại?
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cảm thấy chán nản sau những lần gọi vốn không thành công bởi vốn là một yếu tố quan trọng trong bước phát triển doanh nghiệp. Những thất bại trong những lần gọi vốn này tất yếu là có nguyên nhân, nếu biết được những nguyên nhân thất bại này thì tỉ lệ thành công trong những lần gọi vốn tiếp theo chắc chắn tăng cao.
Chưa cho nhà đầu tư thấy được giấc mơ làm giàu của chính mình
Nhà đầu tư muốn đồng hành với bạn là những người sẽ nhìn thấy được khát khao làm giàu của Start-up từ dự án và tiềm năng kiếm tiền của nó. Mục đích cuối cùng của kinh doanh là làm giàu, mục đích đầu tư của các “cá mập” là muốn tiền của mình ngày càng đẻ ra tiền từ dự án của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đừng kể quá nhiều về việc vì sao bạn khởi nghiệp, thay vào đó hãy nó về mục tiêu và cách mà bạn kiếm tiền từ việc khởi nghiệp. Cái chung lớn nhất của nhà đầu tư và start-up trong quá trình gọi vốn chính là tiền. Hãy đánh vào tâm lí nhà đầu tư bằng cách nói nhiều về các định hướng, dự định tương lai cũng như khát khao làm giàu của bạn.
Hãy thuyết phục nhà đầu tư bằng khát khao làm giàu của bản thân
Trong chương trình Shark Tank mùa 1, dự án “Lên trời gọi mưa” của ông Phạm Đình Phương đã phải nhận 4 cái lắc đầu từ các Shark. Đây là dự án giúp điều khiển thời tiết, giúp giảm ngập lụt, hạn chế mưa đá lũ quét cũng như cung cấp nước cho nông nghiệp. Một dự án mang giá trị xã hội đến từ một nhà khoa học danh tiếng lại bị từ chối vốn dĩ bởi mô hình này chưa có tính thương mại cao. Tất nhiên, các dự án mang giá trị xá hội là tốt song nhà đầu tư vẫn phải quan tâm đến lợi nhuận từ số tiền và công sức mà họ bỏ ra cho dự án một dự án khởi nghiệp.
Chưa định giá đúng về doanh nghiệp
Trong chương trình Shark Tank, đã có nhiều dự án khởi nghiệp đã bị các Shark từ chối thẳng thừng vì chưa biết cách hoặc chưa định giá đúng về danh nghiệp. Thực tế, nhiều Start-up mang nhiều “ảo tưởng” về doanh nghiệp của mình mà đưa ra những lời đề nghị trên trời. Đó là lí do mà các nhà đầu tư từ chối vì khó chấp nhận những lời nghị không tưởng này. Vì thế, khi đi gọi vốn hãy định giá đúng về doanh nghiệp của mình.
Hãy định giá đúng về doanh nghiệp khởi nghiệp của mình
Bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:
Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản hiện có – các khoản nợ (Công thức tính này chỉ có thể áp dụng với các tài sản hiện hữu)
Đối với các sản phẩm công nghệ, có thể định giá sản phẩm doanh nghiệp qua tài sản hữu hình và tài sản vô hình:
V= Vr+ G hoặc V = Vr (1+H)
- Trong đó:
- V: Giá trị doanh nghiệp
- Vr: Giá trị tài sản ròng
- G: Giá trị tài sản vô hình
- Hệ số điều chỉnh giá trị tài sản ròng
Thiếu hiểu biết về thị trường và khách hàng mục tiêu
Muốn thành công khi gọi vốn điều quan trọng là phải biết mình đang có gì, cung cấp cho những ai và họ ở đâu?. Nhiều Start-up còn mơ hồ chưa định hướng rõ ràng cho mình vấn đề này sẽ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại khi khởi nghiệp. Và tất nhiên nhà đầu tư sẽ chẳng muốn bỏ tiền cho những dự án mà chính Start-up cũng chưa hiểu rõ về nó.
Chân dung về khách hàng mục tiêu
Tại sao khách hàng phải lựa chọn sản phẩm của bạn?. Hãy đưa ra lí lẽ trả lời câu hỏi này để thuyết phục nhà đầu tư. Chính sự khả thi trong từng lí lẽ sẽ là một đòn đánh trực diện mà hữu hiệu vào tâm lí của các “cá mâp”. Bạn cũng nên cho các nhà đầu tư biết đến về thị trường mà bạn sẽ hướng đến, có thể họ đã biết và biết rõ thị trường đó hơn bạn. Tuy nhiên, sự am tường về thị trường mà doanh nghiệp của mình muốn hướng đến sẽ là một điểm cộng để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư mà bạn muốn gọi vốn.